Kiến thức, kinh nghiệm và sự tận tâm

Đăng ký kinh doanh và vấn đề lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Khi bắt đầu kinh doanh, điều mà bạn quan tâm là Kinh doanh cái gì? Vốn lấy ở đâu? Có thể tự mình hay cùng hợp tác với đối tác khác? Tổ chức kinh doanh như thế nào?...

Tùy điều kiện và khả năng mà mỗi người có những lựa chọn riêng cho mình, có thể là: (i) Sản xuất hay dịch vụ; (ii) Sản xuất hàng tiêu dùng hay tư liệu sản xuấ; (iii) Sản xuất thực phẩm hay đồ may mặc… Nếu khởi nghiệp bằng đồng vốn ít ỏi, họ có thể lựa chọn hoặc mở một cửa hàng nhỏ hoặc làm đại lý cho một vài hãng và trở thành cá nhân kinh doanh; hoặc nếu có nhiều vốn hơn họ mở một doanh nghiệp tư nhân, để nắm toàn bộ quyền sở hữu và điều hàng điều hành doanh nghiệp; hoặc có thể lựa chọn liên kết thành lập công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần.

Nếu bạn quyết định lựa chọn kinh doanh theo mô hình tổ chức một doanh nghiệp thì điều đầu tiên bạn phải làm là tiến hành đăng ký doanh nghiệp của bạn với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Để làm được điều này, trước tiên bạn cần phải quyết định xem loại hình doanh nghiệp nào phù hợp với công việc kinh doanh của bạn. Và, vì “đồng tiền liền khúc ruột” nên bạn sẽ cân nhắc về quyền quản lý doanh nghiệp đến đâu? Và trách nhiệm tài chính cá nhân sẽ là gì nếu công việc kinh doanh không được tốt? Quyền quản lý doanh nghiệp cũng như trách nhiệm tài chính cá nhân của bạn với đại vụ là người chủ của doanh nghiệp rất khác nhau tùy theo loại hình doanh nghiệp bạn lựa chọn.

1.    Loại hình Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật doanh nghiệp 2005 (LDN) thì: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. Tức là cá nhân có quyền đăng ký và làm chủ loại hình doanh nghiệp này. Chủ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp quản lý hoặc do một người khác được chủ doanh nghiệp thuê để quản lý. Mặc dù doanh nghiệp do giám đốc hoặc tổng giám đốc được thuê quản lý thì chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp (kể cả trường hợp không phải lỗi do chủ DNTN gây ra). Điều này có nghĩa rằng nếu doanh nghiệp kinh doanh thất bại, nếu tài sản của doanh nghiệp không đủ chi trả thì chủ doanh nghiệp kinh doanh thất bại, nếu tài sản của doanh nghiệp không đủ chi trả thì chủ doanh nghiệp sẽ phải sử dụng các tài sản của mình (tiền, nhà, đất, xe ôtô,v.v…) để trang trải các khoản nợ của doanh nghiệp.

2.    Loại hình công ty hợp danh (CTHD)
Nếu như DNTN do một các nhân thành lập và làm chủ thì CTHD là doanh nghiệp, “có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn”. Chế độ phân chia quyền quản lý và chịu trách nhiệm về bắt đầu được phân định rõ ràng. Thành viên hợp danh phải là cá nhân phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ toàn sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Điều này có nghĩa rằng, nếu bạn lựa chọn loại hình công ty hợp danh thì bạn có thể lựa chọn hoặc là thành viên hợp danh hoặc là thành viên góp vốn. Nếu là thành viên hợp danh thì bạn được chia quyền quản lý công ty theo tỷ lệ vốn đã góp vào công ty và chịu trách nhiệm vô hạn, liên đới đối với các khoản nợ của công ty. Nếu là thành viên góp vốn thì bạn được chia lợi nhuận của công ty mà  không được chia quyền quản lý công ty và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn đã góp vào công ty. Điều này có nghĩa rằng, nếu công ty của bạn kinh doanh thất bại, nếu khả năng tài chính của doanh nghiệp không đủ chi trả cho các khoản nợ thì tất cả các thành viên hợp danh phải lấy tài sản cá nhân mình (tiền, nhà, xe ôtô, v.v…) để trả nợ cho công ty; trong khi đó các thành viên góp vốn không phải mang bất cứ tài sản cá nhân nào của mình để trả nợ thay công ty.

3. Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
Khác với hai lọai hình CTHD và DNTN kể trên, Công ty TNHH là một thực thể pháp lý độc lập kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Hay nói cách khác, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì công ty và chủ sở hữu công ty là hai thực thể pháp lý độc lập. Công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là cá nhân.Hai thực thể pháp lý này tồn tại và hoạt động độc lập với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau thep pháp luật.

Có hay hình thức Công ty TNHH để bạn có thể lựa chọn, đó là: hình thức Công ty TNHH có từ hai thành viên trở nên và công ty TNHH một thành viên.
Công ty TNHH là Công ty có từ hai thành viên trở lên và số lượng thành viên không vượt quá năm mươi.Thành viên công ty TNHH có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Thành viên công TNHH chính là chủ sở hữu công ty. Các thành viên có quyền quản lý công ty thông qua một cơ quan gọi là Hội đồng thành viên.Các quyết định có hiệu lực pháp luật của hội đồng thành viên phải được nghiêm túc thực hiện. Các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm hữu hạn đối với mọi nghĩa vụ của công ty trong phạm vi phần vốn góp vào công ty. Điều này có nghĩa rằng, nếu công ty, nếu công ty làm ăn thua lỗ thì bạn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Bạn không phải mang tài snr của cá nhân mình (tiền, nhà, đất, ôtô, v.v…    ) của mình ra để trả nợ cho công ty.
Công ty TNHH một thành viên là loại hình do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Giống như Chủ sở hữu DNTN, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có toàn quyền quản lý công ty. Sự khác biệt giữa loại hình DNTN do một cá nhân làm chủ sở hữu là loại hình Công ty TNHH do một cá nhân là chủ sở hữu chính ở tính chịu  trách nhiệm hữu hạn về tài chính chủ sở hữu. Nếu như chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn đối với toàn bộ các khoản nợ của doanh nghiệp thì trách nhiệm chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Chính điều này đã tạo nên hấp dẫn của loại hình doanh nghiệp này đối với các nhà đầu tư.

4. Công ty cổ phần (CTCP)
Khi lựa chọn lại hình CTCP điều đầu tiên bạn cần làm là tìm cho mình bạn cùng hợp tác. Nếu như khởi đầu chỉ có một mình bạn thì ít nhất bạn phải gọi thêm hai người nữa cùng góp vốn.Ngay sau khi góp vốn bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận phần vốn góp và trở thành cổ đông của công ty.Cổ đông trong CTCP chính là chủ sở hữu công ty. Số lượng cổ đông trong CTCP tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

Đặc trưng của CTCP là tính tách bạch giữa sở hữu và điều hành. Tức là, cổ đông là chủ sở hữu công ty nhưng các cổ đông không trực tiếp điều hành hoạt động của công ty mà bầu ra một bộ máy để quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty. Tùy vào quy mô của từng công ty mà bộ máy quản lý và điều hành có thể khác nhau. Tuy nhiên, một mô hình quản lý và điều hành đầy đủ theo quy định tại LDN gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Nếu bạn muốn tham gia quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp thì bạn phải tham gia ứng cử hoặc được người khác đề cử vào một trong các cơ quan này của công ty.

Giống như thành viên của công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, các cổ đông của CTCP chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn đã góp vào công ty. Tuy nhiên, một ưu điểm nổi bật của công ty cổ phần đó là bạn có thể dễ dàng huy động vốn từ các chủ thể khác và dễ dàng chuyển nhượng phần vốn đã góp vào công ty. Chính điều này đã khiến mô hình CTCP là mô hình đang và sẽ được ưa chuộng.

Có thể nói rằng, không đơn giản để bạn có một ý tưởng kinh doanh, không đơn giản để bạn có thể huy động vốn và cũng không đơn giản để bạn chọn cho mình một hình thức kinh doanh phù hợp. Mỗi một hình thức kinh doanh đều cho bạn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác nhau. Hiện nay, rất nhiều bạn không thực sự quan tâm đúng đắn đến việc lựa chọn hình thức kinh doanh, mà cụ thể là lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Điều đó dẫn đến tình trạng khi công ty đi vào hoạt động thực tế, người bỏ vốn đã rất ngỡ ngàng vì không hiểu được khung pháp luật quy định cho doanh nghiệp mình. Thực trạng đó dẫn đến công ty làm ăn thua lỗ. Do vậy, trước khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh, tức là làm thủ tục khai sinh cho doanh nghiệp, điều quan trọng là banh cần hiểu rõ ưu  và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp để ra quyết định lựa chọn cho phù hợp với mục đích của bạn khi bỏ vốn đầu tư.

Lượt xem: 815